10-09-2018 - 01:46:29 - 159 (0 nhận xét)
1. Lượng dùng
2. Kết hợp với thực phẩm khác
Vị của nước ép cỏ lúa mì có vị ngọt đậm tự nhiên, không đắng, mùi cỏ đặc trưng. Tuy nhiên một số người không quen, vì vậy có thể pha chế cùng với các loại rau quả khác để thơm ngon hơn. Vì vậy tuyệt đối không pha chế với nước cam, chanh muối vì sẽ mất enzyme.
3. Cảm giác buồn nôn
Nếu uống nước ép cỏ lúa mì xong mà có cảm giác buồn nôn thì điều đó cho thấy một dấu hiệu rõ ràng là cơ thể bạn có chứa nhiều độc tố. Bởi vì nếu bạn không có chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên ăn những thực phẩm không tươi sạch, hít khói bụi,... thì cơ thể sẽ tích tụ nhiều độc tố. Khi uống nước ép cỏ lúa mì, cơ thể nhận một số chất cần thiết, bắt đầu quá trình giải độc và thanh lọc cơ thể, khiến cơ thể bạn có cảm giác buồn nôn, thậm chí là nôn mửa ngay sau khi uống, hoặc sau vài giờ. Những chất độc này một phần được đưa vào bao tử, gây nôn mửa, một phần ra ngoài theo đường nước tiểu để đi ra ngoài cơ thể. Cơ thể càng nhiều độc tố, nôn mửa càng nhanh. Ngoài ra buồn nôn còn do không quen mùi vị đặc trưng của lúa mì. Và nếu thực sự quan tâm đến sức khỏe bản thân, hãy cố gắng kiên trì một thời gian để có thể thích ứng với nó.
4. Cách uống
Nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ một sẽ giúp sạch răng miệng, loại bỏ mùi hôi, nướu chắc khỏe, ngừa sâu răng. Phần bã sau khi ép có thể tận dụng để đắp mặt, làm đẹp da, trị mụn, giảm vết thâm nám. Nên uống khi bụng đói, trước hoặc sau khi ăn ít nhất nửa tiếng để có kết quả tốt nhất. Còn nếu muốn giảm cân thì nên uống trước khi ăn. Cũng giống các loại nước ép khác, nước ép cỏ lúa mì sẽ bị oxy hóa và mất chất rất nhanh, kể cả quản ngăn đông. Vì vậy sau khi ép nên uống càng sớm càng tốt.
Áp dụng cho tất cả các đơn hàng từ 500.000 VNĐ trở lên.
Chăm sóc khách hàng 24/7
Chất lượng sản phẩm là sự tồn tại của chúng tôi
Copyright © 2019 Lediun